Cách tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới nhất
(2024-07-26 07:18)
94 ()
 

Người lao động không có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội hoặc vì các lý do cá nhân khác nhau (Điều kiện kinh tế khó khăn, xuất khẩu lao động, du học...) có quyền rút tiền bảo hiểm xã hội một lần sau 12 tháng không tham gia đóng BHXH.

 

Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm, cụ thể có hai mốc tính như sau:

"2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;"

- Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm:

"2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."

- Trường hợp có tháng lẻ:

"4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần."

- Trường hợp có thời gian đóng BHXH tự nguyện và bắt buộc

"3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:

Số tiền nhà nước hỗ trợ tháng i = 0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i x tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước tại tháng i"

 

Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng.

 

Mức BHXH 1 lần = (1,5x số năm trước 2014 x mức tiền lương bình quân) + ( 2x số năm từ 2014 x mức tiền lương bình quân)

Mức tiền lương bình quân = (tổng tiền lương năm thứ 1 x hệ số năm thứ 1 + tổng tiền lương năm thứ 2 x hệ số tiền lương năm thứ 2+.....n): n tháng

 

Trường hợp có tháng lẻ: (Điều 19 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH)

4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm =Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

 

+ Hệ số điều chỉnh: Thông tư 35/2019/TT- BLĐTBXH

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo bảng dưới đây:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Mức điều chỉnh

4,85

4,12

3,89

3,77

3,50

3,35

3,41

3,42

3,29

3,19

2,96

2,73

2,54

2,35

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

 

Mức điều chỉnh

1,91

1,79

1,64

1,38

1,26

1,18

1,14

1,13

1,10

1,06

1,03

1,00

1,00

 

 

TÍNH TOÁN TỰ ĐỘNG 

Bạn cần có quy trình lương và thu đóng BHXH. Xêm trên ứng dụng VSSID hoặc sổ BHXH của bạn.

Bạn có thể chép spreadsheet này về Drive của bạn và thao tác.

https://docs.google.com/spreadsheets/d/1lM0llpEd5AwOJUGQbj9tBGpCoMcniHyRv7zTuFE4kGM/edit?usp=sharing

 

Chúc bạn có quyết định đúng đắn và sáng suốt!

 

Chúng tôi sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm người dùng và phân tích lưu lượng truy cập trang web. Vì những lý do này, chúng tôi có thể chia sẻ dữ liệu sử dụng trang web của bạn với các đối tác phân tích của chúng tôi. Bằng cách nhấp vào “Chấp nhận cookie”, bạn đồng ý lưu trữ trên thiết bị của mình tất cả các công nghệ được mô tả trong chính sách về quyền riêng tư, hoặc rời khỏi trang.
Cách tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới nhất